Ở Việt Nam chúng ta đã
có khẩu hiệu: "Sống, làm việc theo Hiếp pháp và pháp
luật” ra đời từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều thể chế đã
được ban hành, nhiều giải pháp về công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật (PBGDPL) đã được triển khai thực hiện, nhưng kết
quả của công tác PBGDPL vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là ý thức
chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và
người dân trong xã hội chưa cao, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà
nước, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng đến nền pháp
chế XHCN.
Trong
những năm gần đây, công tác PBGDPL đã được Đảng và Nhà nước rất quan
tâm, coi là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành
pháp luật của cán bộ, nhân dân, nhiều mô hình, cách làm hay đã được nhân rộng.
Trong đó có mô hình Ngày pháp luật là một cách làm mới, tích cực, góp
phần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL hiện có.
Luật
PBGDPL được ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013, nhằm tạo cơ sở
pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền
vững về hiệu quả của hoạt động PBGDPL, với việc huy động toàn bộ hệ thống chính
trị tham gia công tác PBGDPL, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; xác lập
trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức
và xã hội cho công tác PBGDPL.
Thông qua hoạt động PBGDPL mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và
doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về
pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành
pháp luật. Điều đặc biệt, trong Luật PBGDPL đã dành trọn 01 điều để quy định về
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam).
Theo đó, “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam”. Ngày
09/11 chính là ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay
là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) thông qua Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản
đầu tiên của Nhà nước ta.
Vì
vậy, việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
là ngày để cả nước tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo
dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Các hoạt
động tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm để:
- Một là: “Khẳng định trí, vai trò của Hiến
pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội”.
- Hai là: “Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp
hành pháp luật”.
- Ba là: “Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến
pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị”.
- Bốn là: “Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”.
- Năm là: Việc tổ chức "Ngày Pháp
luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" còn là dịp để “Biểu
dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp
luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc
tốt trong thực hiện pháp luật”.
Pháp luật còn quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong việc tổ
chức Ngày Pháp luật Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức
cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình hưởng ứng, tham gia Ngày Pháp luật
Việt Nam.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam để thu hút
sự quan tâm và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của công
tác PBGDPL; tích cực cổ vũ, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân công
dân tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và tự giác bảo vệ Hiến pháp và pháp
luật sẽ góp phần tạo chuyển biến mới về chất lượng trong công tác PBGDPL,
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Với ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam nêu trên, chúng ta tin rằng:
Khi
cả xã hội chung tay cùng công tác PBGDPL, khi Hiến pháp, pháp luật được tôn
vinh thì pháp luật sẽ được thượng tôn trong ý thức mỗi người. Khi đó,
việc “Sống, làm việc theo Hiếp pháp và pháp luật” sẽ luôn được
tuân thủ./